Skip to content
Published Tháng Tám 16, 2024 4:43sáng

Các quy định về xả nước thải ra môi trường cho Doanh Nghiệp và Khu Công Nghiệp

 

Việc xả nước thải ra môi trường là một vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp, khu công nghiệp và cơ sở sản xuất. Quản lý nước thải hiệu quả không chỉ bảo vệ môi trường mà còn giúp các doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật về quan trắc môi trường, tránh được các hình phạt nghiêm khắc. Các quy định về xả nước thải ra môi trường được thiết lập nhằm đảm bảo nước thải được xử lý đúng cách trước khi thải ra môi trường, giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động bền vững và trách nhiệm với cộng đồng.

Nước thải được xả ra bên ngoài sau khi xử lý (1)
Nước thải được xả ra bên ngoài sau khi xử lý 

Pháp luật quy định về xả nước thải ra môi trường

Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước luôn đặt trọng tâm vào việc bảo vệ môi trường. Các quy định về xả nước thải ra môi trường, quan trắc nước thải tự động ngày càng chi tiết và các biện pháp chế tài ngày càng mạnh mẽ nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm môi trường, đặc biệt là xả nước thải không qua xử lý và quan trắc.

Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt nếu xả nước thải không qua xử lý
Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt nếu xả nước thải không qua xử lý

Theo quy định tại điều 7 Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020, các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm trong quy định về xả thải ra môi trường bao gồm:

  • Xả nước thải và khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.
  • Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
  • Xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
  • Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác có liên quan.
  • Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Yêu cầu đối với nước thải trong quy định xả nước thải ra môi trường

Trong quy định xả thải ra môi trường, doanh nghiệp cần đáp ứng nhiều yêu cầu theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:

Yêu cầu về mặt pháp lý

  • Có giấy phép xả thải: Doanh nghiệp phải xin cấp giấy phép xả thải từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023 và các văn bản pháp luật liên quan.
  • Có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt chuẩn: Nước thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải trước khi xả thải.
  • Có kế hoạch bảo vệ môi trường: Doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường, trong đó có kế hoạch quản lý chất thải.
  • Báo cáo định kỳ về hoạt động xả thải: Doanh nghiệp phải báo cáo định kỳ về hoạt động xả thải cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Yêu cầu về mặt kỹ thuật

  • Hệ thống thu gom, xử lý nước thải: Hệ thống phải được thiết kế, thi công và vận hành theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo thu gom và xử lý nước thải hiệu quả.
  • Công nghệ xử lý nước thải: Doanh nghiệp phải lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp với loại hình, đặc tính của nước thải và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải.
  • Thiết bị giám sát chất lượng nước thải: Doanh nghiệp phải lắp đặt thiết bị giám sát chất lượng nước thải để theo dõi, kiểm soát chất lượng nước thải trước khi xả thải.

Yêu cầu về mặt môi trường

  • Nước thải sau khi xử lý phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải trước khi xả thải.
  • Việc xả thải không được gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
  • Doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật.
Hoạt động xả thải trái quy định
Hoạt động xả thải trái quy định

Doanh nghiệp bị xử phạt như thế nào nếu xả thải trái phép ra môi trường

Dựa trên Điều 4 của Nghị định 155/2016/NĐ-CP, các quy định về xả nước thải ra môi trường sẽ được xử lý nghiêm ngặt theo các quy định sau:

Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hình thức xử phạt bổ sung

Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với:

  • Giấy phép xử lý chất thải nguy hại;
  • Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp;
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
  • Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm;
  • Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam;
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
  • Giấy phép khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
  • Giấy phép nuôi, trồng các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ;
  • Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
  • Giấy phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai;
  • Giấy phép tiếp cận nguồn gen;
  • Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen;
  • Giấy phép nhập khẩu sinh vật biến đổi gen;
  • Giấy chứng nhận an toàn sinh học;
  • Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
  • Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm;
  • Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi chung là Giấy phép môi trường) hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).

Các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh cần thiết cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;

b) Buộc tháo dỡ hoặc di dời cây trồng, công trình, phần công trình xây dựng trái quy định về bảo vệ môi trường; buộc tháo dỡ công trình, trại chăn nuôi, khu nuôi trồng thủy sản, nhà ở, lán trại xây dựng trái phép trong khu bảo tồn;

c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định;

d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước trái quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện có chứa loài ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen;

e) Buộc tiêu hủy hàng hóa, máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước trái quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường; buộc tiêu hủy loài sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen chưa có Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Giấy chứng nhận an toàn sinh học; buộc thu hồi và tiêu hủy chế phẩm sinh học đã sản xuất, lưu hành hoặc sử dụng trái phép. Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;

f) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường của các cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;

g) Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định; buộc thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;

h) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;

i) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung, phát sáng, phát nhiệt, quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; buộc phải lập hồ sơ báo cáo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; buộc lập, thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường; buộc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định;

j) Buộc xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường theo quy định;

k) Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm; thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư;

l) Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định; buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường (đối với tất cả các thông số môi trường của các mẫu môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật) trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành; buộc bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm gây ra theo quy định của pháp luật;

m) Buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến vị trí phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải của môi trường.

Xử phạt công ty xử lý chất thải Kbec Vina xả thải ra môi trường
Xử phạt công ty xử lý chất thải xả thải ra môi trường khi chưa xử lý chất thải

Kết luận

Việc tuân thủ các quy định về xả nước thải ra môi trường không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là nghĩa vụ đối với cộng đồng và môi trường. Những quy định này nhằm đảm bảo rằng nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường, từ đó bảo vệ sức khỏe cộng đồng và duy trì sự bền vững của hệ sinh thái.


By Thanh Pham

    Liên hệ ngay với Việt An

    Để biết thêm thông tin về sản phẩm của chúng tôi, xin vui lòng điền thông tin vào biểu mẫu. Nhân viên sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
    Khi gửi biểu mẫu này, bạn xác nhận đã đọc và đồng ý với chính sách Quyền riêng tư của chúng tôi.