Quan trắc môi trường đã trở thành ưu tiên hàng đầu của các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngoài việc tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành, việc quan trắc không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn góp phần gia tăng sự tin tưởng, niềm tin yêu thương hiệu của xã hội và người tiêu dùng.
1. Quan trắc môi trường là gì?
Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi đều đặn, liên tục và có kế hoạch về thành phần môi trường, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường và việc xử lý chất thải. Mục tiêu của việc này là cung cấp thông tin đánh giá về tình trạng hiện tại của môi trường, sự biến đổi trong chất lượng môi trường và tác động tiêu cực lên môi trường.
2. Tại sao phải thực hiện quan trắc môi trường?
Theo quy định tại điều 111 và Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cụm công nghiệp có phát sinh chất thải ra môi trường phải thực hiện quan trắc theo quy định. Nhà nước Việt Nam khuyến khích tổ chức, cá nhân, tham gia quan trắc và công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng xung quanh theo quy định của Pháp luật.
Ngoài ra, việc các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện quan trắc sẽ đánh giá & giám sát chất lượng của môi trường, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu ô nhiễm và sự cố môi trường, từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý. Đặc biệt, hoạt động quan trắc còn giúp đảm bảo sức khỏe của con người, và xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho cộng đồng xung quanh.
3. Quy định về quan trắc môi trường
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, các tổ chức và cá nhân tham gia vào các lĩnh vực như đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có trách nhiệm lập kế hoạch quan trắc hàng năm và gửi báo cáo tới cơ quan có thẩm quyền để giám sát.
Tuy nhiên, theo quy định về gần đây nhất của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các Nghị định, Thông tư điều chỉnh chi tiết, không còn yêu cầu các doanh nghiệp lập kế hoạch quan trắc hàng năm và gửi báo cáo đến cơ quan nhà nước. Thay vào đó, các doanh nghiệp này phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện quan trắc theo giấy phép môi trường hoặc theo quy định của pháp luật.
- Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm và gửi tới cơ quan có thẩm quyền trước ngày quy định.
Các vi phạm trong việc quan trắc và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 45/2022/NĐ-CP.
4. Hệ thống quan trắc bao gồm những thành phần gì?
Với kinh nghiệm hơn 14 năm trong lĩnh vực này, Việt An là đơn vị có thị phần số 1 tại Việt Nam với hơn 1000 trạm quan trắc trải rộng khắp đất nước. Hệ thống quan trắc cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Luật Bảo vệ Môi trường 2020, bao gồm cả từ phần cứng đến phần mềm. Phần cứng là các thiết bị lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu môi trường được yêu cầu. Phần mềm là hệ thống quản lý và giám sát dữ liệu quan trắc.
4.1. Các thiết bị quan trắc các chỉ tiêu tự động, liên tục
Thiết bị quan trắc nước:
- Thiết bị đo lường chất lượng nước tự động: Đo các thông số như pH, DO (dissolved oxygen), COD (chemical oxygen demand), BOD (biochemical oxygen demand), TSS (total suspended solids), NH4+, NO3-, PO4^3-.
- Thiết bị đo nhiệt độ, độ dẫn điện, độ mặn: Đo lường các thông số vật lý của nước.
- Thiết bị đo mức nước, lưu lượng nước: Đo mức nước sông, hồ và lưu lượng nước chảy.
Thiết bị quan trắc khí thải & khí xung quanh:
- Trạm quan trắc không khí tự động: Đo lường các chất gây ô nhiễm như CO, SO2, NOx, O3, PM10, PM2.5.
- Thiết bị đo lường nồng độ bụi (PM10, PM2.5): Sử dụng cảm biến quang học hoặc cân vi lượng để đo lường nồng độ bụi trong không khí.
- Thiết bị đo khí độc (CO, SO2, NOx, O3): Sử dụng cảm biến điện hóa hoặc cảm biến quang hóa để phát hiện các khí độc hại.
Thiết bị đo lường các chỉ tiêu khí tượng thủy văn
- Trạm quan trắc thời tiết tự động (AWS): Đo các thông số khí tượng như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển, lượng mưa, tốc độ và hướng gió, bức xạ mặt trời.
- Thiết bị đo bức xạ mặt trời: Đo cường độ bức xạ mặt trời tại một vị trí cụ thể.
- Thiết bị đo lượng mưa: Sử dụng cảm biến đo mưa để ghi lại lượng mưa trong một khoảng thời gian cụ thể.
Lựa chọn thiết bị cho hệ thống quan trắc không chỉ là về việc đảm bảo đo lường các chỉ tiêu yêu cầu, mà còn cần chú ý đến nhiều yếu tố khác như chất lượng, khả năng đo lường, độ ổn định, bảo dưỡng và tính tích hợp. Với hơn 20 đối tác cung cấp thiết bị từ các quốc gia trong nhóm Châu Âu/G7, Việt An cam kết mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng và giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu hiện tại và tương lai.
4.2. Phần mềm quản lý & giám sát dữ liệu
Phần mềm quản lý và giám sát dữ liệu quan trắc giúp doanh nghiệp tự động thu thập thông tin từ các trạm quan trắc để lưu trữ và tổ chức dữ liệu nhằm theo dõi các chỉ số môi trường theo thời gian thực, phát hiện bất thường và cung cấp công cụ phân tích, tạo báo cáo chi tiết, cũng như gửi cảnh báo khi các chỉ số vượt ngưỡng an toàn. Các tính năng này giúp cho việc theo dõi, phân tích và quản lý dữ liệu môi trường trở nên hiệu quả và linh hoạt, từ đó hỗ trợ quyết định thông minh và tuân thủ các yêu cầu quy định.
5. Kết luận
Nhìn chung, việc thực hiện quan trắc không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là trách nhiệm đạo đức của mỗi tổ chức và cá nhân đối với môi trường. Sự chuyển đổi từ quan trắc truyền thống sang quan trắc tự động & liên tục không chỉ nâng cao chất lượng dữ liệu mà còn giúp tối ưu hóa quá trình quản lý và giám sát môi trường. Điều quan trọng là cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan quản lý để đảm bảo rằng hoạt động quan trắc được thực hiện đúng quy trình và mang lại hiệu quả thực sự trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.