Đo đạc như thế nào?
là phép đo phổ biến nhất trong chu trình Hơi Nước – Nước của Nhà máy điện. Để đo được Độ dẫn điện Cation thì cần phải loại bỏ Amoniac (NH3) bằng cách thực hiện việc trao đổi ion, điều này cho phép phát hiện nhạy hơn các chất gây ăn mòn có trong Hơi Nước như clorua (Cl-). Để dễ hiểu, hãy xem nó như là một bộ khuếch đại chất gây ăn mòn, giúp kiểm soát tốt hơn nồng độ các chất đó.
“Độ dẫn điện Cation” còn được gọi là gì?
Độ dẫn điện Cation còn được gọi là “Độ dẫn điện Acid” hoặc “Độ dẫn điện sau khi trao đổi Cation.” Nó cung cấp khả năng phát hiện có độ nhạy cao đối với các Anion ăn mòn như clorua (Cl-) và sunfat (SO4 2-), nhưng nó cũng phản ứng với ion Bi-cacbonat kém tích cực hơn từ CO2 có thể được coi là một tác nhân gây ảnh hưởng.
Vì lý do này, một bộ khử khí đôi khi được sử dụng để điều hòa thêm mẫu đo bằng cách loại bỏ CO2. Phép đo bổ sung sau đó được gọi là “Độ dẫn điện Cation đã khử khí” hoặc “Độ dẫn điện Acid đã khử khí” và sử dụng cùng một loại cảm biến. Độ dẫn điện rất nhạy cảm với sự tăng hoặc giảm Nhiệt độ do mối tương quan phụ thuộc, vì vậy phép đo Độ dẫn điện chỉ đúng khi và chỉ khi Nhiệt độ phải được đo chính xác.
Độ dẫn điện rất nhạy cảm với sự tăng hoặc giảm Nhiệt độ do mối tương quan phụ thuộc, vì vậy phép đo Độ dẫn điện chỉ đúng khi và chỉ khi Nhiệt độ phải được đo chính xác.
Mặc dù Độ dẫn điện sau khi trao đổi Cation được công nhận là cách tốt nhất để theo dõi các chất gây ăn mòn, nhưng nó cũng là một trong những phép đo dễ bị ảnh hưởng nhất. Sự ảnh hưởng này chủ yếu là do “Cột nhựa trao đổi ion” (ion resin column). Những vấn đề này có thể tránh được nếu chỉ sử dụng hạt nhựa trao đổi ion chất lượng cao, định kỳ bảo dưỡng và lưu lượng mẫu được kiểm soát cẩn thận.
Sử dụng thiết bị đo Độ dẫn điện Acid của SWAN: “AMI DeltaCon Power” hoặc “AMI DeltaCon Degass”, nhằm đơn giản hoá việc kiểm soát các chất gây ăn mòn.
Tìm hiểu thêm về thiết bị đo Độ dẫn điện sau khi trao đổi Acid: AMI DeltaCon Power
Soạn thảo: Quân Phạm – Giám đốc Kinh doanh và Phát triển Kinh doanh
Design: Nguyễn Hải Nam – Creative Specialist – Marketing